Theo Ngân hàng Nhà nước, Đề án nghiên cứu thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở (MRA) đang được nghiên cứu với sự tham gia của hai đơn vị là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.
Mặc dù Ban chỉ đạo và Tổ biên soạn xây dựng hoàn thiện Đề án thành lập Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở (MRA) được Ngân hàng Nhà nước thành lập từ tháng 9/2013 những đến nay đề án vẫn đang dừng ở bước tổng hợp ý kiến đóng góp, hoàn thiện dự thảo.
Tổ chức này sẽ sử dụng nguồn vốn của mình để cho các tổ chức tín dụng đã giải ngân cho vay mua nhà ở theo đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy định của Ngân hàng Nhà nước vay lại.
Mục đích là tạo nguồn vốn trung dài hạn cho các tổ chức tín dụng đối với khoản cho vay bất động sản, có thể khách hàng là chủ đầu tư hoặc người mua nhà. Nguồn lực của MRA có thể huy động từ các tổ chức tài chính, quỹ... , mua lại dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại để tạo dòng vốn trung, dài hạn cho thị trường bất động sản.
Khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai đề án thành lập MRA được Ngân hàng Nhà nước nhận định do MRA là mô hình hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Do đó cần hoàn thiện khung pháp lý, căn cứ triển khai để tạo cơ sở triển khai mô hình MRA tại Việt Nam.
Mặt khác, nguồn vốn hoạt động của MRA bao gồm Ngân hàng Nhà nước cấp 3.000 tỷ đồng và phát hành trái phiếu vẫn chưa cụ thể, rõ ràng và thiếu tính khả thi…
Bên cạnh đó, một chính sách mới liên quan đến thị trường bất động sản cũng đang được chờ đón, đó là Thông tư liên Bộ (Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường, Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước) về hướng dẫn thế chấp tài sản hình thành trong tương lai.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết Thông tư này vẫn đang chờ cơ quan chuyên môn thống nhất lần cuối và sẽ sớm ban hành. Thông tư này ra đời sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại giải ngân tốt hơn và người dân cũng dễ dàng thu xếp vốn mua nhà bởi đã có tài sản đảm bảo được thế chấp khi đi vay ngân hàng./.
Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014
Giá nhà Hà Nội: Nơi tăng nhẹ, chỗ hạ giá sâu
Đó là nhận định của bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản năm 2013 và quý I/2014.
Bộ Xây dựng cho biết một số dự án có vị trí tốt, diện tích nhỏ giá có xu hướng tăng nhẹ.
Nhận định chung về thị trường 4 tháng đầu năm, bộ Xây dựng cho biết giá nhàđã có dấu hiệu chững lại, không giảm tiếp, thậm chí một số dự án có vị trí tốt, diện tích nhỏ giá có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể các dự án chung cư Khu đô thị Cổ nhuế -Từ Liêm gần đường Phạm Văn Đồng giá khoảng từ 24-26 triệu đồng/m2 giá tăng khoảng 1 triệu đồng/m2 là do dự án có hạ tầng tốt, thuận tiện đi lại; Khu Đô thị Đại Thanh giá giao dịch trên thị trường tăng khoảng 1-2% so với năm 2013.
Ngoài ra, một số dự án đất nền trước đây giá bị đẩy lên quá cao nay chủ đầu tư chủ động hạ giá xuống để có thể bán hàng. Để dẫn chứng cho nhận định này, bộ Xây dựng đưa ra ví dụ khu đô thị Nam An Khánh (Hoài Đức) giá đất nền chủ đầu tư chào bán khoảng từ 18-20 triệu đồng/m2. Một dự án khác là khu đô thị Lê Trọng Tấn – Hà Đông giá bán đất nền hiện nay khoảng 15 triệu đồng/m2 (giảm trên 50% so với thời kỳ đỉnh cao năm 2010, khi đó đất nền khu vực này khoảng 30- 40 trệu đồng/m2).
Bên cạnh đó, đánh giá về những dự án xa trung tâm, bộ Xây dựng nhận định nhiều nhà đầu tư nhỏ mua của chủ đầu tư vào thời kỳ giá cao trước đây, nay đã phải chịu lỗ hàng tỷ đồng nhưng vẫn rất khó bán như dự án Ngôi Nhà Mới, dự án khu đô thị Nam An khánh, Khu đô thị Bắc An Khánh.
Đánh giá về điểm sáng của thị trường, bộ Xây dựng đánh giá gần đây, có những dự án đất nền có giá chào bán rất hấp dẫn thấp hơn cả giá nhà chung cư cùng khu vực nên được nhiều khách hàng tìm mua.
“Những khu đất có diện tích 30-50 m2 có giá từ 15-20 triệu đồng/m2 ở ven đô như được nhiều người dân quan tâm. Khu vực Từ Liêm do tách thành 2 quận mới, nên giá đất thổ cư cũng có dấu hiệu tăng giá so với năm 2013”, Bộ Xây dựng nhận định
Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014
Nhà Khang Điền bán thành công cổ phiếu quỹ để bổ sung vốn
Mục đích bán ra được công ty cho biết bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Số lượng cổ phiếu quỹ bán ra được giao dịch lô lớn theo phương thức thỏa thuận tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, với giá giao dịch bình quân là 15.600 đồng/cổ phiếu.
Sau khi giao dịch thành công Nhà Khang Điền đã thu về hơn 67 tỷ đồng.
Được biết, năm 2013 Nhà Khang Điền lỗ khủng 151 tỷ đồng, số dư lỗ chưa phân phối tính đến thời điểm cuối năm 2013 gần 20 tỷ đồng.
Thoái vốn khỏi BĐS: Muộn còn hơn không
Trước đây, khi nhận định về những khó khăn của thị trường BĐS, TS. Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng, đây là hệ quả của việc thị trường mở rộng quy mô, DN mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động trong suốt giai đoạn 2005 - 2007. Từ DN nhà nước đến khu vực tư nhân, đâu đâu cũng bỏ tiền vào BĐS, thậm chí, tình trạng này đã trở thành trào lưu.
Không ít DN thời đó bày tỏ ý định, chỉ cần tìm được dự án, xin được giấy phép là ổn vì thiếu vốn có thể gọi vốn từ nhà đầu tư khác, không đầu tư thì chuyển nhượng lại cho đối tác, hoặc có thể huy động vốn từ khách hàng để triển khai...
Chính suy nghĩ này đã khiến không ít DN lâm vào cảnh "thiếu trước hụt sau" khi thị trường giảm nhiệt. Đầu tư phát triển BĐS không đơn thuần là chuyện xây một ngôi nhà lên và để đó! Đây là cuộc làm ăn của những người có kinh nghiệm, kiến thức, tiềm lực tài chính và mối quan tâm thật sự.
Bắt đầu từ đầu năm 2014, bên cạnh việc thoái vốn (bắt buộc) của các DN nhà nước khỏi BĐS thì một số DN tư nhân cũng rục rịch rút lui. Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã "khai tử" công ty con chuyên về BĐS, dù thực tế, công ty này chưa tiến sâu vào đầu tư lĩnh vực BĐS.
Mới đây, tại Đại hội cổ đông thường niên 2014, đại diện Tập đoàn Hòa Phát tuyên bố, về dài hạn, BĐS không còn là một trong hai mảng kinh doanh chiến lược của Công ty (cùng với sản xuất thép). Trong thời gian tới, Hòa Phát chỉ tập trung hoàn tất nốt các dự án đang thực hiện (như dự án Kim Đồng, Hà Nội).
Trong khi đó, Công ty Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng cho biết, năm nay có kế hoạch thoái vốn ra khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành không hiệu quả, nhưng sẽ không thoái vốn bằng mọi giá mà phải tìm kiếm đối tác phù hợp, đặc biệt, với mảng BĐS sẽ còn phụ thuộc vào vấn đề giá cả.
Có thể thấy, việc thoái vốn khỏi BĐS của các DN trong thời điểm này là điều cần thiết, nếu không nói là chậm. Vì cái nghịch lý của thị trường Việt Nam là nhảy vào đầu tư khi thị trường lên cao, và thoát ra lúc thị trường xuống dốc.
BĐS là ngành đòi hỏi DN phải có nguồn vốn mạnh để đi đường trường, vì để có sản phẩm, DN phải bỏ ra chi phí đầu tư khá cao từ công đoạn lập dự án, ra giấy phép dự án, đền bù giải phóng mặt bằng, hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, thiết kế...
Nếu không có tài chính vững vàng và kinh nghiệm, DN dễ lún sâu vào chuyện nợ nần mà xao nhãng ngành nghề kinh doanh truyền thống vốn là thế mạnh cũng đồng thời là cần câu cơm nuôi sống chính DN mình.
Bất động sản 24h: Gói 30.000 tỷ, mâu thuẫn biện pháp giải ngân
CafeLand – Thị trường nhà đất ngày 2/4 có những nội dung đáng chú ý sau: Giải pháp “tháo khoán” gói 30.000 tỷ đồng trái Nghị quyết Chính phủ; Thổ cư dưới một tỷ đồng: "Sức hút" phía Tây Nam Hà Nội; Thị trường địa ốc nín thở với “hàn thử biểu” 34 dự án đất đấu giá; ADB nghi ngại về gói tín dụng bất động sản 50.000 tỷ đồng; Có được hủy việc mua bán căn hộ chậm giao?.
Giải pháp “tháo khoán” gói 30.000 tỷ đồng trái Nghị quyết Chính phủ
Sau khi có đại biểu Quốc hội đòi trả lại gói 30.000 tỷ đồng, Bộ Xây dựng đã kiến nghị nhiều giải pháp để “tháo khoán” gói hỗ trợ này.
Theo lý giải của một chuyên viên Bộ Xây dựng, mức tiền 1,05 tỷ đồng được xây dựng trên cơ sở diện tích căn hộ 70 m2, giá bán 15 triệu đồng/m2. Quy định này có thể hiểu, người mua căn hộ 50 m2 với giá 20 triệu đồng/m2 hay 100 m2 với giá 10 triệu đồng/m2 đều được vay từ gói hỗ trợ. Như vậy, trong cả 2 trường hợp kể trên đều trái với quy định tại Nghị quyết 02 của Chính phủ…xem thêm
Thổ cư dưới một tỷ đồng: "Sức hút" phía Tây Nam Hà Nội
Thời điểm cuối 2013, địa bàn phường Yên Nghĩa rất tấp nập người bán, kẻ mua nhà đất. Đến nay, lượng giao dịch đối với sản phẩm nhà, thổ cư dưới 1 tỷ đồng (có sổ đỏ) vẫn tiếp tục gia tăng.
Dù được đánh giá có vị trí trọng điểm kinh tế, đầu mối giao thông, Q.Hà Đông lại không phải là mảnh đất "màu mỡ" cho bất cứ doanh nghiệp nào. Thay vào đó, những chủ khu đất (cá nhân) tự xây dựng nhà, chia lô phân nền để sang tên, chuyển nhượng lại thực sự "ăn nên làm ra" nhiều tháng gần đây…xem thêm
Thị trường địa ốc nín thở với “hàn thử biểu” 34 dự án đất đấu giá
Được đánh giá là “hàn thử biểu” của thị trường địa ốc, nên việc TP. Hà Nội công bố sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại 34 dự án trong năm 2014 khiến thị trường thêm một lần nín thở chờ kết quả của các cuộc đấu giá.
Theo nhìn nhận của một số nhà đầu tư, đất đấu giá luôn được định giá rất sát giá thị trường, lại thường là những khu đất gần kề khu dân cư và các dự án đô thị. Vì thế, kết quả của việc đấu giá vẫn được ví như “hàn thử biểu” của thị trường bất động sản…xem thêm
ADB nghi ngại về gói tín dụng bất động sản 50.000 tỷ đồng
Chuyên gia của ADB cho rằng việc kiến thiết chương trình cho vay bất động sản trị giá 50.000 tỷ đồng là khá tham vọng và khó giải ngân nhanh.
Theo vị này, năm 2013, Chính phủ đã có gói hỗ trợ tín dụng nhà ở trị giá 30.000 tỷ đồng, nhưng đến tháng 2/2014 tỷ lệ giải ngân của gói này mới là 4%. Do vậy, để giải ngân cao gói 50.000 tỷ đồng trong thời gian ngắn là điều thách thức…xem thêm
Có được hủy việc mua bán căn hộ chậm giao?
Chủ đầu tư chậm giao căn hộ theo thỏa thuận, tòa sơ thẩm xử khách hàng được chấm dứt hợp đồng, tòa phúc thẩm tuyên ngược lại…
Trong hợp đồng của các chủ đầu tư với khách hàng thường có điều khoản quy định nếu chủ đầu tư chậm thi công, chậm giao nhà thì phải chịu phạt. Nhưng thực tế số tiền chủ đầu tư chịu phạt rất “bèo” nên họ sẵn sàng chịu phạt trong thời gian dài, bất chấp quyền lợi của khách hàng…xem thêm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)